Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024

Các tỷ phú thế giới làm giàu bằng những cách nào?

spot_img

Nên đọc

- Advertisement -

Thế giới năm 2019 có tất cả 2.153 tỷ phú và có rất nhiều cách thức mà những con người có mặt trong danh sách của Forbes này gây dựng được tài sản của mình.

Trong số những 195 gương mặt mới của năm nay, vận may đã được tạo ra trong nhiều ngành công nghiệp thử – và – thành công như thực phẩm, đồ uống và sản xuất. Nhưng một số tỷ phú mới cũng tận dụng được xu hướng hiện tại.

Các tỷ phú thế giới làm giàu bằng những cách nào?
Tỷ phú Warren Buffett. (Ảnh: AP)

Có lẽ, cách làm giàu “nhất thời” (và gây tranh cãi) là bán thuốc lá điện tử, con đường mà James Monsees và Adam Bowen, hai nhà đồng sáng lập Juul Labs, đã theo đuổi để tích góp tài sản của mình.

Nhưng đa số các tỷ phú thế giới thường làm giàu bằng lĩnh vực tài chính và đầu tư. Năm nay, 306 tỷ phú nổi lên từ ngành này, chiếm tới 14% danh sách. Thành viên nổi bật phải kể đến là Warren Buffett, người giàu thứ 3 thế giới và Robert Smith, người sáng lập hãng cổ phần tư nhân Vista Equity Partners.

Mặc dù giá Bitcoin và các loại tiền điện tử khác sụp đổ trong năm qua, Brian Armstrong, CEO và đồng sáng lập của ví điện tử Coinbase vẫn trở thành tỷ phú trong năm nay. Năm ngoái, tài chính và đầu tư cũng được xếp là ngành có nhiều tỷ phú nhất với 310 người.

Một cách khác để làm giàu là bán quần áo, trang điểm và tất cả những gì nằm giữa hai lĩnh vực này. Ngành thời trang và bán lẻ có số tỷ phú nhiều thứ 2, với 230 người, chiếm 11% trong danh sách.

Alice, Jim và Rob Walton – ba người thừa kế đế chế Walmart – nằm trong số 20 người giàu nhất thế giới, bên cạnh Bernard Arnault của hãng cung cấp hàng hóa xa xỉ LVMH, ông chủ Amancio Ortega của Zara và Francoise Bettencourt Meyers, người thừa kế L’Oreal vốn đang là người phụ nữ giàu nhất thế giới.

Trong số các gương mặt tỷ phú mới trong ngành thời trang và bán lẻ có Luciano Hang với tổng tài sản 2,2 tỷ USD nhờ chuỗi cửa hàng Havan ở Brazil; Chen Tei-Fu, người điều hành nhà cung cấp các sản phẩm thảo dược và nhà bán lẻ Sunrider cùng vợ ông; và Dani Reiss – người có khối tài sản 1,3 tỷ USD nhờ công ty áo khoác thời thượng Canada Goose.

Bán nhà hay cho thuê văn phòng cho các công ty cũng là cách làm giàu phổ biến. Bất động sản là lĩnh vực thứ 3 có nhiều tỷ phú, với 223 gương mặt trong danh sách, chiếm khoảng 10%. Trung Quốc có số tỷ phú bất động sản nhiều nhất, 55 người, so với 46 ở Mỹ.

Hui Ka Yan, Chủ tịch tập đoàn Evergrande Group, giàu nhất thế giới ở lĩnh vực này, có khối tài sản 38,3 tỷ USD. Donald Bren, chủ của Irvine Co. trụ sở tại Nam California, là nhà phát triển bất động sản giàu nhất của Mỹ, nắm trong tay 16,4 tỷ USD. Tuy nhiên, nổi tiếng nhất phải kể đến Tổng thống Mỹ Donald Trump, người mà tài sản ròng không thay đổi so với một năm trước, ở mức 3,1 tỷ USD.

Danh sách tỷ phú thế giới đang ngày càng dài thêm, có sự góp mặt của cả những người tạo ra các ứng dụng trên điện thoại, phần mềm doanh nghiệp và các sản phẩm công nghệ nổi tiếng khác. Công nghệ hiện đang là lĩnh vực thứ 4 có nhiều tỷ phú, với 214 người được Forbes nêu tên, tăng 1% so với năm ngoái.

Dưới đây là 10 ngành mà các tỷ phú thế giới trong danh sách năm 2019 của Forbes “kiếm tiền như nước”

1. Tài chính và đầu tư: 306 tỷ phú, chiếm 14%

2. Bán lẻ và Thời trang: 230 tỷ phú, chiếm 11%

3. Bất động sản: 223 tỷ phú, chiếm 10%

4. Công nghệ: 214 tỷ phú, chiếm 10%

5. Sản xuất: 188 tỷ phú, chiếm 9%

6. Đa dạng hóa: 188 tỷ phú, chiếm 9%

7. Thực phẩm và đồ uống: 171 tỷ phú, chiếm 8%

8. Y tế: 135 tỷ phú, chiếm 6%

9. Năng lượng: 85 tỷ phú, chiếm 4%

10. Truyền thông và Giải trí: 71 tỷ phú, chiếm 3%

Thanh Hảo

Phạm thị Mỹ Vân – Nữ Doanh nhân tâm huyết với hoài bão mang đến sự hạnh phúc và tự tin chi mọi người

Người phụ nữ truyền cảm hứng với đam mê thời trang Phạm Thị Mỹ Vân, quê ở Phan Thiết, hiện...