Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024

Câu chuyện thương hiệu Việt: Bảo tồn nghề truyền thống bằng phương cách kinh doanh hiện đại

spot_img

Nên đọc

- Advertisement -

“Đi thật xa để trở về” là dòng mô tả ngắn gọn về những người trẻ chọn quay trở về quê hương để tiếp nối truyền thống làm nghề của cha ông,  gìn giữ hương vị cùng những giá trị văn hóa lâu đời.

Được thiên nhiên ban tặng đường bờ biển dài hơn 3.200 km với lượng cá tôm trù phú, nghề làm nước mắm đã trở thành một phần đặc trưng trong văn hóa ẩm thực nói riêng và lịch sử phát triển của người Việt nói chung. Trong hành trình bảo lưu và phát triển loại nguyên liệu này, nhiều câu chuyện khởi nghiệp thú vị cũng lần lượt ra đời.

Ngược dòng lịch sử 300 năm để khôi phục nước mắm Tĩn

Nước mắm tĩn thoạt nghe có vẻ xa lạ với nhiều người nhưng thực tế đã xuất hiện từ cách đây 3 thế kỷ. Loại nước mắm đặc biệt này gắn liền với bước chuyển từ kỹ nghệ ủ chượp nhỏ lẻ của người Chăm sang sản xuất lớn trong thùng lều gỗ của những làng chài lập bởi người Kinh ở  Phan Thiết. Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, nước mắm tĩn mất dấu khỏi bản đồ ẩm thực Việt trong suốt 50 năm. Cho đến khi thương hiệu Nước mắm Tĩn ra đời với hương vị nước mắm rin đặc trưng lại trở về nguyên vẹn như buổi đầu.

Sinh ra và lớn lên tại Phan Thiết trong gia đình có nhiều đời theo nghề làm nước mắm, anh Trần Ngọc Dũng – Người đứng đầu thương hiệu Nước mắm Tĩn quyết tâm quay trở lại vùng đất này để khởi nghiệp với sản phẩm đã gắn liền với người địa phương từ bao đời nay. “Chất lượng nước mắm luôn là yếu tố cốt lõi giúp chúng tôi đứng vững giữa thị trường đầy cạnh tranh. Tuy nhiên, dòng chảy văn hóa gắn liền trong từng sản phẩm mới là chìa khóa để lan tỏa các giá trị truyền thống và giúp hương vị của nước mắm Tĩn mãi vấn vương trong tâm trí người tiêu dùng”, anh Dũng chiêm nghiệm.

Để đạt đến mục tiêu này, bên cạnh kênh bán trực tiếp qua siêu thị, đại lý và Bảo tàng nước mắm do thương hiệu sáng lập, nước mắm Tĩn còn đặc biệt chú trọng đến nền tảng phân phối sản phẩm online, nhất là các kênh TMĐT. Thương hiệu hiện đang vận hành song song hai gian hàng trên nền tảng Shopee để phục vụ phân khúc khách hàng từ trung đến cao cấp. Doanh thu tháng rơi vào khoảng 400 triệu đồng, riêng những dịp cao điểm có thể đạt đến 600 triệu. Kết quả này đóng góp rất nhiều vào con số tăng trưởng 50% của nước mắm Tĩn trong năm 2022.

Trước khi đạt được những con số ấn tượng này, thương hiệu liên tục phải tìm kiếm các giải pháp cho khâu đóng gói, kho vận và quảng bá trên sàn. Thú vị nhất là câu chuyện thuê hẳn một chiếc xe nâng và ném thử sản phẩm đã đóng gói từ trên cao xuống để đảm bảo sản phẩm không bị nứt vỡ trong quá trình vận chuyển. Nước mắm Tĩn cũng chủ động mở thêm kho Shopee cho khu vực Hà Nội bên cạnh kho hàng miền Nam để đảm bảo đủ nguồn cung và giao hàng nhanh chóng.

Từ góc nhìn của tôi, kinh doanh trên các nền tảng hiện đại như TMĐT là bước đi dài trên cả hai khía cạnh doanh thu và bảo tồn những giá trị truyền thống”, anh Dũng kết luận.

Mắm truyền thống Lê Gia “ủ” văn hóa qua từng sản phẩm

Những người đứng đầu thương hiệu Lê Gia đã chọn quay lại quê hương Thanh Hóa để tiếp nối nghề làm nước mắm truyền thống của cha ông. Trung thành với ba giá trị cốt lõi: An lành – Tự nhiên – Truyền thống, các sản phẩm của Lê Gia từng bước in đậm trong lòng người tiêu dùng không chỉ bởi hương vị mà còn cả câu chuyện khởi nghiệp thú vị đằng sau.

Trong giai đoạn đầu thành lập, anh Lê Anh – CEO Mắm Lê Gia đã phải dành nhiều tháng để thuê thợ về đóng những thùng ướp chượp khổng lồ và ra biển tìm nguồn cung cá cơm tươi ngon nhất. Để có được chất nước mắm riêng biệt, không quá mặn, chát, toàn bộ lượng muối sử dụng trong sản phẩm đều được nhập trực tiếp từ Ninh Thuận và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Trong xu thế nhiều doanh nghiệp dịch chuyển lên nền tảng online, Lê Gia chọn cách “lên sàn” để mang các sản phẩm đặc trưng của quê hương tiếp cận nhiều người tiêu dùng trên khắp cả nước. Hồi tưởng về quãng thời gian 5 năm vận hành gian hàng trên Shopee, anh Anh nhớ như in những ngày đầu chật vật vì chưa biết cách sử dụng các công cụ quảng cáo để tìm khách hàng. Nhờ sự hỗ trợ, tư vấn từ Shopee, Lê Gia đã từng bước tiếp cận và phát triển hiệu quả kênh bán háng trực tuyến này. Đến nay, thương hiệu đã thành công chuyển đổi lên Shopee Mall và tiếp cận được tệp khách hàng ngày càng rộng theo thời gian.

Chúng tôi luôn cố gắng để có làm tốt nhất trong khả năng nhằm tăng sự hài lòng và trải nghiệm của khách hàng. Vì vậy, chúng tôi chọn TMĐT như một kênh không chỉ để tăng doanh thu, tăng trải nghiệm khách hàng mà còn góp phần giới thiệu, quảng bá về văn hoá ẩm thực của vùng quê biển xứ Thanh tới bạn bè trong nước và quốc tế”, anh Lê Anh khẳng định.

Thông tin ưu đãi

Từ 26/11 đến 13/12, Shopee mang đến chuỗi sự kiện mừng sinh nhật “12.12 Siêu sale sinh nhật – giảm sâu đến 90%” với loạt ưu đãi miễn phí vận chuyển 0 đồng cùng cơ hội thu thập mã giảm giá và hoàn xu đến 1,2 triệu đồng, cùng nhiều ưu đãi khác từ ShopeePay và ShopeeFood. Độc giả tham khảo tại shopee.vn/m/12-12.

Phạm thị Mỹ Vân – Nữ Doanh nhân tâm huyết với hoài bão mang đến sự hạnh phúc và tự tin chi mọi người

Người phụ nữ truyền cảm hứng với đam mê thời trang Phạm Thị Mỹ Vân, quê ở Phan Thiết, hiện...