Thứ ba, Tháng mười hai 3, 2024

Khi công sở “chốt đơn”: Hội độc thân và bỉm sữa chi tiêu khác thế nào?

spot_img

Nên đọc

- Advertisement -

Cách quản lý tiền bạc và bí quyết chi tiêu thông minh của mỗi hội nhóm trong công sở có những đặc trưng riêng.

Đam mê mua hàng trên các sàn TMĐT là không của riêng ai, dân công sở chắc sẽ hiểu rõ nhất. Nếu hội độc thân thích mua sắm tự thưởng cho mình, không bao giờ bỏ qua thời trang, mỹ phẩm, giày dép thì hội sắp sửa kết hôn lại ưu tiên cho đồ trang trí hay nội thất nhà cửa, đồ gia dụng…; hội bỉm sữa thì ngoài các sản phẩm chăm sóc gia đình sẽ quan tâm tới bỉm sữa, đồ ăn dặm, quần áo cho con… Do nhu cầu khác nhau nên mỗi hội lại dành một mức ngân sách, có thói quen chốt đơn trên sàn TMĐT khác nhau. Nhưng điểm chung là ai cũng có bí quyết giúp chi tiêu thông minh, cân bằng tài chính.

Hội độc thân: Ưu tiên mua sắm cho chính mình, quan điểm làm được – tiêu được 

 Quỳnh Mai (chuyên viên thiết kế) và Khánh Chi (dân marketing) đều có sở thích mua quần áo, mỹ phẩm, phụ kiện công nghệ, đồ nội thất. Nếu như Quỳnh Mai chi 4-5 triệu/ tháng thì Khánh Chi lại dành khoảng 3 triệu/ tháng, khoảng 20- 25% thu nhập của mỗi bạn để chi cho việc mua sắm này.

Vì còn độc thân, chưa gặp phải gánh nặng tài chính nên cả Quỳnh Mai và Khánh Chi đều thoáng tay hơn khi chi tiêu. Thế nên dù là tuýp nâng lên đặt xuống, suy nghĩ kỹ rồi mới “chốt đơn” nhưng cả 2 cô bạn đều từng rơi vào cảnh mua rất nhiều đồ mà không dùng tới. Những món mua cho đã rồi về bỏ đó thường là quần áo chất lượng thấp, mua vì tò mò” – Quỳnh Mai chia sẻ. Còn với Khánh Chi, quãng thời gian vừa vào đại học vì chưa giỏi quản lý chi tiêu nên bị hấp dẫn bởi những món trông khá hời mà không cân nhắc kỹ.

Khánh Chi – Ảnh: NCVV

Không chỉ riêng Mai hay Chi, hội độc thân công sở cũng có xu hướng mua sắm online ưu tiên cho bản thân nhiều hơn với quan điểm làm được – tiêu được. “Mình và một số đồng nghiệp còn có shipper Shopee “ruột” ở khu vực văn phòng. Sau mỗi đợt sale của sàn này, mỗi ngày đi làm là một ngày tụi mình nhận đồ ship” – Quỳnh Mai hé lộ.

Quỳnh Mai – Ảnh: NCVV

Và sau những lần mua sắm lãng phí, cả 2 cô bạn đều rút ra 1 số kinh nghiệm như sau:

  1. Chỉ mua những món mình thật sự cần (lên kế hoạch trước cho những món cần mua) và lựa chọn hàng chính hãng để sử dụng được lâu dài và có chế độ bảo hành từ thương hiệu. Có thể đăng ký thành viên Beauty Club của Shopee để mua đồ làm đẹp mà không lo cháy túi.
  2. Điều chỉnh nhu cầu theo chương trình sale của sàn: Ví dụ, thoải mái “bỏ giỏ” tất cả những sản phẩm yêu thích nhưng sẽ chốt đơn theo thời điểm sale của ngành hàng. Như vậy mình dễ dàng quản lý số hàng đặt mua, và dễ săn được deal hời hơn so với mua sắm không có “chiến thuật”.
  3. Lưu sẵn mã giảm giá, chú ý các chiến dịch giảm giá hàng tháng trên các sàn TMĐT.

Hội mới cưới: Nhu cầu chi tiêu thay đổi 180 độ

Thuỳ Dương (nhân viên văn phòng, kinh doanh nhỏ) không ngại ngần thừa nhận điều đó khi sắp sửa kết hôn. Mỗi tháng cô bạn chi khoảng 5-7 triệu (khoảng 20% thu nhập) cho các mặt hàng.

Nếu như hồi còn độc thân, cô bạn quan tâm đến sản phẩm thời trang, làm đẹp, chuẩn bị đám cưới thì bây giờ lại ưu tiên cho đồ gia dụng, chăm sóc sức khỏe gia đình, đồ ăn… Các mặt hàng mua sắm của Dương trở nên đa dạng hơn từ khi lập gia đình. Chưa hết, trước đây cô bạn có xu hướng đến cửa hàng trực tiếp nhưng bây giờ, khi đã hiểu rõ và biết cách mua sắm thông minh thì Dương lại thích mua trên sàn TMĐT. Ngân sách cho việc mua sắm cũng có xu hướng tăng lên khi không chỉ sắm sửa cho bản thân, mà còn phải trang trí nhà cửa, sắm đồ gia dụng và sắm luôn đồ dùng cho chồng nữa.

Thế nhưng, thay đổi lớn nhất có lẽ là trước đây Dương chỉ quan tâm tới giá cả, giờ thì chú ý nhiều hơn đến chất lượng, xuất xứ, địa điểm thuận tiện cho việc giao hàng. Đó cũng là lý do Dương thích mua hàng chính hãng trên Shopee Mall, thường xuyên săn mã freeship và có động lực “chốt đơn” hơn.

Thùy Dương – Ảnh: NVCC

Việc thay đổi trong nhu cầu mua sắm cũng giúp Thuỳ Dương có 1 số bí kíp chi tiêu thông minh:

  1. So sánh với chồng xem tài khoản của ai có nhiều voucher hơn thì dùng để mua sắm trong các ngành hàng.
  2. Tìm hiểu về sản phẩm và thương hiệu, tìm kiếm các thương hiệu trên sàn TMĐT để đánh giá tổng quan về giá cả và cách vận chuyển tiện lợi nhất. Có thể bấm theo dõi các thương hiệu trên Shopee để nhận thông báo săn flash sale…
  3. Săn mã freeship và voucher hoàn xu để tiết kiệm chi phí mua hàng, đồng thời tiết kiệm thời gian và an tâm về phương tiện vận chuyển hơn so với mua trực tiếp. Lưu ý: Số tiền bỏ ra nhỏ hơn số tiền mua sắm trực tiếp tại cửa hàng + tiết kiệm thời gian, chi phí phù hợp, vận chuyển nhanh gọn lẹ.

Hội bỉm sữa: Sẵn sàng chi tiền để mua đồ chất lượng cao

Đã có gia đình và là mẹ của 1 em bé 2 tuổi, Thuỳ Dung (31 tuổi) chi khoảng 2 triệu chốt đơn trên sàn TMĐT (chưa tới 5% thu nhập). Chung quan điểm với nhiều mẹ bỉm sữa khác, Dung cho biết: “Mình quan tâm nhất khi mua đồ cho gia đình và con là chất lượng, đặc biệt là tã bỉm, đồ chơi. Tâm lý ba mẹ nào cũng vậy, ba mẹ có thể xài đồ “tàm tạm”, nhưng luôn muốn con cái được xài đồ chất lượng, tốt cho sức khỏe và sự phát triển của con”.

Thùy Dung – Ảnh: NVCC

Bản thân Dung cũng không hoạch định ngân sách cho việc mua sắm. Khi nhận được lương, cô trích phần riêng ra để tiết kiệm và đầu tư, còn lại để sinh hoạt hằng tháng, bao gồm cả mua sắm. “Nói dư dả thì không hẳn nhưng có thể thoải mái mua sắm những thứ có nhu cầu” – Dung chia sẻ. Cô cũng cho biết trước đây mình quan tâm nhiều đến yếu tố giá cả khi mua hàng. Nhưng từ khi có con, Dung quan tâm đến chất lượng sản phẩm nhiều hơn và sẵn sàng bỏ nhiều tiền để có được sản phẩm chất lượng cao cho cả gia đình. Vậy nên cô luôn ưu tiên mua hàng chính hãng như Shopee Mall, và làm quen với việc mua theo “lô” (kiểu mua 1 sản phẩm với số lượng lớn) vì cho rằng khá tiết kiệm.

Một số bí quyết mua sắm của bà mẹ bỉm sữa này:

  1. Mua ở cửa hàng nào thấy tốt là lưu lại và lần sau mua tiếp ở đó, để khỏi phải nghĩ ngợi (có thể đăng ký thành viên các thương hiệu bỉm sữa nổi tiếng trên Shopee). Thời gian suy tính, cân đo đong đếm có thể dành để làm việc hoặc chơi cùng con.
  2. Luôn lập các danh sách các món đồ cần mua. Những món đồ cần được ưu tiên có thể mua trước, những món đồ không cần ưu tiên, có thể chờ đến các ngày đặc biệt như 9.9, 10.10 để tận dụng thêm ưu đãi.
  3. Nạp tiền vào ví điện tử để khỏi lo thanh toán tiền mặt và còn được hưởng thêm các khuyến mãi giảm giá, hoàn xu.

Vậy mới thấy, dù có nhu cầu mua sắm khác nhau nhưng hội chị em chốn công sở đều có những bí quyết chi tiêu khác nhau để tiết kiệm chi phí mà vẫn sở hữu sản phẩm chất lượng, ưng ý.

Chuyện anh thủy thủ bỏ nghề đi bán đặc sản quê hương

Từ một cửa tiệm hơn 5 thập kỷ ở D’ran (Đơn Dương, Lâm Đồng), anh Ngà - chủ chuỗi...