Thứ bảy, Tháng chín 21, 2024

Doanh nghiệp thắng lớn nhờ số hoá kênh thương mại

spot_img

Nên đọc

- Advertisement -

Nhờ sự hỗ trợ đắc lực từ sàn thương mại điện tử, nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc số hoá kênh phân phối tại thị trường Việt Nam đang vào giai đoạn gặt quả ngọt.

 5 năm chuyển đổi

Năm 2015, Unicharm – thương hiệu đến từ Nhật Bản về chăm sóc phụ nữ, trẻ em và vệ sinh cá nhân chính thức kinh doanh online tại thị trường Việt Nam. Từ một thương hiệu chuyên phân phối ở các kênh truyền thống như siêu thị, chuỗi cửa hàng mẹ và bé, Unicharm bước vào kinh doanh trên nền tảng trực tuyến. Cũng như các doanh nghiệp (DN) phân phối truyền thống khác, thời gian đầu Unicharm gặp nhiều khó khăn như: không có nhân sự chuyên trách, không có kinh nghiệm quản lý bán hàng trên nền tảng trực tuyến… chính vì thế, việc xây dựng chính sách và triển khai hoạt động Thương mại điện tử (TMĐT) không mang lại hiệu quả như kế hoạch ban đầu.

Bên cạnh đó, việc không nắm được rõ cơ cấu vận hành của các sàn TMĐT cũng khiến việc kinh doanh online của Unicharm rơi vào thử thách. “Một trong những vấn đề khó khăn đối mặt chính là quản lý chính sách giá để đảm bảo lợi ích cho người dùng trên hai kênh bán hàng online và offline. Nhất là trong thời điểm chúng tôi bắt đầu triển khai bán hàng trên nền tảng mới này”, ông Dương Bá Long, Giám đốc cấp cao – Phòng bán hàng Unicharm chia sẻ.

Theo ông Long, những thay đổi trong quá trình số hóa hoạt động kinh doanh online của Unicharm đã được Shopee hỗ trợ rất nhiều. Hiểu được khó khăn của DN, sàn TMĐT này cung cấp một đội ngũ hỗ trợ có kinh nghiệm và rất nhạy bén trong bán hàng online. Không chỉ cung cấp thông tin, hướng dẫn chi tiết cách vận hành, sàn còn có những công cụ hỗ trợ kinh doanh online tốt. Trong đó, đặc biệt là giao diện Shopee Brand Suite và công cụ Google Ads with Shopee, giúp các thương hiệu có thể dễ dàng tạo các chiến dịch quảng cáo và quản lý dữ liệu hiệu quả. Ông Long nhận xét: “Nhờ các bộ công cụ này, chúng tôi có có thể cập nhật được dữ liệu hàng ngày như số bán; đánh giá của người dùng về sản phẩm; lượng truy cập; tình trạng vận chuyển… và đặc biệt là hành vi mua sắm và tâm lý của người dùng. Từ đó, DN có thể đề ra được những kế hoạch và chiến lược phù hợp cho hoạt động bán hàng cũng như marketing”.

Hiện doanh số đến từ Shopee chiếm đến 50% trong doanh số từ TMĐT của Unicharm. Năm năm sau quá trình số hoá kênh phân phối, kênh online đã chiếm 3-4% tổng doanh thu của toàn Công ty. Đại diện thương hiệu này cho biết, xây dựng hệ thống phân phối online là giải pháp hiệu quả và bắt buộc với DN, nếu muốn tiếp tục giữ vững thị trường. “Đối với ngành hàng mẹ và bé thì online là kênh phân phối rất mạnh ở hiện tại và cả tương lai”, ông Long khẳng định.

Bộ công cụ hữu hiệu

 Việt Nam là một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất Châu Á. Theo nghiên cứu của Deloitte, trong năm 2020, tổng doanh thu bán lẻ toàn ngành đạt đến 180 tỉ USD và sẽ tăng trưởng liên tục trong những năm tới. Trong đó, kênh phân phối truyền thống vẫn giữ vai trò chủ đạo, với tỉ lệ hơn 50% ở các đô thị lớn. Tuy nhiên, các kênh phân phối online lại có tỉ lệ tăng trưởng rất hấp dẫn. Hiện, nhu cầu mua sắm thông qua kênh online hiện đang chỉ 30% nhưng đang trên đà tăng nhanh. Theo Deloitte, người dùng mua sắm online các sản phẩm chính hãng về mỹ phẩm, tã sữa, thời trang… ngày một nhiều hơn.

“Thương mại điện tử sẽ là xu hướng mua sắm mới với tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Đây là cơ hội tốt giúp các doanh nghiệp sản xuất phục vụ khách hàng mọi lúc mọi nơi, mang tiện ích và trải nghiệm tốt đến cho người tiêu dùng”, Bà Trần Phương Thảo Quản lý phát triển kinh doanh – kênh Thương mại điện tử Frieslandcampina nhận xét. Theo bà Thảo, TMĐT tăng trưởng ấn tượng, buộc DN phải chuyển dịch mới kịp thời đáp ứng nhu cầu của thị trường. Với định hướng phục vụ người tiêu dùng 24/7, Frieslandcampina hiện đang đẩy mạnh đầu tư cho kênh phân phối online và Shopee là một trong những đối tác hàng đầu bằng việc cung cấp các công cụ hỗ trợ bán hàng cũng như truyền thông phù hợp để tiếp cận được khách hàng tiềm năng.

“Shopee đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh doanh của kênh Thương mại điện tử của DN. Chúng tôi đánh giá cao các cải tiến liên tục của Shopee liên quan đến hệ thống vận hành và công cụ livestream. Hiện Shopee Live đang giúp Frieslandcampina tăng khả năng tương tác với khách hàng và truyền tải các thông điệp thương hiệu đến người dùng một cách thuận tiện nhất”, bà Thảo chia sẻ.

Nhận xét về việc dịch chuyển kênh phân phối, đại diện Shopee Việt Nam cho biết, khi TMĐT ngày càng phát triển, các doanh nghiệp ngày càng đẩy mạnh sự mức độ nhận diện trực tuyến. Shopee cam kết mang lại một môi trường tốt nhất bằng việc cung cấp những công cụ phù hợp như một nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp đạt được thành công trực tuyến.

Mặc dù những bộ công cụ hỗ trợ bán hàng online mà Shopee đang ứng dụng để hỗ trợ cho DN khá hiệu quả, nhận được phản hồi tốt từ phía DN nhưng đại diện sàn cho biết, đơn vị này đang tiếp tục nghiên cứu đầu tư nhiều hơn cho việc phát triển các công cụ trong thời gian tới. “Chúng tôi sẽ liên tục đổi mới nền tảng của mình nhằm mang lại giá trị tốt hơn cho thương hiệu và khách hàng của họ”, ông Tuấn Anh, Giám đốc Điều hành Shopee Việt Nam nhấn mạnh.

 

 

 

ShopeeFood – ứng dụng gọi món trong hệ sinh thái của Shopee ghi nhận kết quả nổi bật tại sự kiện 9.9

Shopee, nền tảng Thương mại điện tử (TMĐT) hàng đầu Đông Nam Á và Đài Loan, và ShopeeFood, dịch...